Bài đăng

Yếu tố nguy cơ của bệnh đau thần kinh ngoại biên

Hình ảnh
Theo thống kê, chỉ có khoảng 1.6 – 8.2% dân số từng mắc các bệnh đau thần kinh ngoại biên . Các trường hợp hay mắc phải số đông thuộc về những bệnh nhân tiểu đường, người già, và tỷ lệ phụ nữ mắc phải cao hơn nam giới (ở nhiều bệnh). Tập hợp nguyên nhân gây nên loại bệnh này hết sức đang dạng, nhưng nhìn về cơ bản, ta có thể tổng hợp thành các nguyên nhân sau đây: Các loại bệnh lý gây viêm: bệnh đa xơ cứng, bệnh sarcoidose, bệnh đa dây thần kinh mất myelin cấp, mãn tính, viêm đa động mạch nút, hội chứng Sjogren, lupus… Nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus như HIV – AIDS, giang mai, bệnh phong, Zona thần kinh, thủy đậu, Lyme… Nguyên nhân do chuyển hóa: bệnh porphyria, thiếu vitamin B, suy dinh dưỡng, đái tháo đường… Chấn thương bên ngoài tác động chèn ép lên dây thần kinh ngoại biên. Ung thư dây thần kinh (hiếm gặp). Một số nguyên nhân khác: nghiện rượu, dùng metronidazole, isoniazid, kim loại nặng (thạch tín), bệnh nhân trải qua quá trình xạ trị, hóa trị…

Hậu quả do thoái hóa khớp gây ra

Hình ảnh
Bệnh thoái hóa khớp hiện đang là mối nguy hại to lớn của gia đình và xã hội khi chiếm 30% số người trên 35 tuổi, 60% số người trên 65 tuổi và những người trên 80 tuổi có tới 85% số người mắc bệnh này. Cùng xem những hậu quả do thoái hóa khớp gây ra . Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, tuổi càng cao nguy cơ thoái hóa khớp càng lớn. Thoái hóa khớp là do mất cân bằng giữa tổng hợp và thoái hóa sụn khớp, khô khớp do không còn dịch bôi trơn. Những hậu quả nặng nề do thoái hóa khớp gây ra Khi bị thoái hóa khớp ở giai đoạn đầu, người bệnh đau nhiều vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, có khi đau không đứng lên được, phải chờ khoảng hơn 30 phút các khớp mới vận động được. Thường bị đau phần tiếp nối các xương, càng vận động lại càng đau, cơn đau có tính đối xứng. Người bệnh thường xuyên chịu đựng các cơn đau âm ỉ sau khi làm việc nặng, mang vác quá sức, căng thẳng thần kinh, thay đổi thời tiết,….Những khớp chịu lực thường rất

Chữa trị bệnh phong tê thấp theo y học cổ truyền

Hình ảnh
Triệu chứng bệnh phong tê thấp đôi khi khó chẩn đoán chính xác vì sẽ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Bên cạnh đó, bệnh thường có những giai đoạn cấp tính và giai đoạn ổn định. Tùy vào từng giai đoạn, tùy vào các tổn thương ở cơ quan nào mà có những tên gọi như: thấp khớp cấp; thấp khớp tái phát; thấp tim cấp; thấp tim tái phát; thấp tim tiến triển; di chứng van tim hậu thấp… Phong tê thấp và một chứng bệnh về viêm khớp xương, viêm dây thần kinh. Bệnh được đánh giá là nguy hiểm bởi gây ra tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể như ở cột sống, các khớp xương, hệ thần kinh, tim, các tổ chức dưới da… và theo thống kê, sau khi bệnh khởi phát 10 năm, có khoảng 10 – 15% bệnh nhân bị tàn phế. Y học cổ truyền chữa bệnh phong tê thấp  ra nhiều thể, thường hay gặp nhất là: thể phong thấp, thể hàn thấp và thể tê thấp. Tùy vào thể bệnh mà đông y lại có những triệu chứng và căn nguyên sinh bệnh khác nhau, theo đó cũng có những bài thuốc điều trị khác nhau. Một số triệu chứng dễ nhận t

Tìm hiểu gai xương là bệnh gì?

Hình ảnh
Bệnh gai xương là tình trạng khi có những phần cứng xuất phát từ xương. Hầu hết các gai xương không gây triệu chứng và làm chúng ta không để ý trong một thời gian dài đến khi có vấn đề gì đó xảy ra như bị chấn thương. Vài gai xương không gây đau, một số khác thì gây đau. Bệnh không cần phải điều trị trong tất cả các trường hợp, việc điều trị phụ thuộc vào phần xương nào có gai và bệnh gây triệu chứng thế nào. Triệu chứng đầu tiên gặp ở bệnh gai xương là đau, sau đó là tê và nhạy đau ở các vùng bị ảnh hưởng. Nếu gai xương ở gót chân, bạn sẽ đau chân và đi lại khó khăn. Gai cột sống có thể gây tê, đau, yếu và ảnh hưởng đến tư thế. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất. Nguyên nhân nào gây ra bệnh gai xương? Nguyên nhân chính của bệnh gai xương là do viêm, thường từ viêm khớp xương hoặc

Biến chứng nguy hiểm viêm đa khớp ở người già

Hình ảnh
Chức năng cũng như cấu tạo khớp ở người già đều có sự thay đổi, các vùng xương khớp trở nên kém linh động, các tế bào khớp bị thoái hóa, gân cũng như dây chằng bị phân đoạn, đóng vôi, khô cằn, và càng lúc càng trở nên kém bền bỉ, kém co dãn, dần dần không chịu đựng được lực nên dễ bị tổn thương, sụn trở nên đục màu, xơ hóa, biến dạng, khô nước, rạn nứt … dẫn đến bệnh viêm đa khớp ở người già . Loãng xương một nguyên nhân gây bệnh viêm đa khớp ở người già gây ra chứng đau nhức xương khớp thường xuyên ở độ tuổi cao. Những người bị béo phì, thừa cân cũng là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh viêm đa khớp ở người già. Chấn thương khớp, hoặc mắc các bệnh về chuyển hóa, di truyền cũng là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh viêm đa khớp ở người già. Trên thực tế thì nhiêu bệnh nhân bị bệnh viêm đa khớp ở người già có đến 75% do hồi còn trẻ làm những việc nặng nhọc như khuân vác, bưng bê… những đồ nặng. Hỗ trợ điều trị bệnh viêm đa khớp ở người già Bệnh viêm đa khớp ở người gi

Phương pháp chẩn đoán trật khớp vai

Hình ảnh
Nhìn hướng trước sau thấy dấu hiệu gù vai, vì cơ den-ta sụp đổ mỏm vai tụt xuống như vuông góc. Chỏm xương cánh tay không đỡ cơ delta nữa, mỏm cùng vai đưa lên. Bờ ngoài phần trên cánh tay không thẳng mềm mại mà bị gẫy thành góc mở ra ngoài do cánh tay dạng (dấu hiệu nhát rìu ). Trong trật khớp vai , dựa vào vị trí của chỏm xương cánh tay so với ổ chảo người ta chia trật khớp vai ra 4 kiểu: ra trước, ra sau, lên trên và xuống dưới. Trong đó, kiểu trật ra trước chiếm 95% trường hợp. Trong trật khớp vai ra trước, tùy theo mức độ di lệch của chỏm xương cánh tay mà người ta phân biệt 4 thể: Trật khớp dưới mỏm quạ, đây là kiểu hay gặp nhất chiếm khoảng 90% các trường hợp. Trật khớp ngoài mỏm quạ hay trật khớp vai trên ổ chảo chiếm khoảng 7% các trường hợp. Trật khớp dưới xương đòn. Trật khớp trong ngực. Triệu chứng lâm sàng của kiểu trật khớp vai ra trước điển hình Nhìn thấy ngay biến dạng điển hình. Phương pháp chẩn đoán trật khớp vai Cánh

Nguyên nhân gây loãng xương ở nam giới

Hình ảnh
Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn tạo ra mô xương mới để thay thế xương cũ bị phân huỷ. Khi bạn già đi, bạn tạo xương ít hơn vì bạn hấp thụ ít calci và vitamin D - là những chất liệu tạo thành xương.Đối với một nửa số nam giới bị loãng xương , nguyên nhân ngoài tuổi tác vẫn còn chưa rõ. Hãy coi bộ xương của bạn như một tài khoản tiết kiệm đối với xương. Sự tạo xương lớn hơn sự huỷ xương cho tới khi bạn được 30 tuổi, là lúc bạn có khối xương lớn nhất. Sau đó bộ xương của bạn tiêu huỷ nhiều hơn tạo ra, điều này là bình thường. Rối loạn ăn uống. Nam giới bị chứng biếng ăn hoặc chứng cuồng ăn có nguy cơ cao có mật độ xương thấp ở cổ xương đùi và thắt lưng. Không đủ calci trong chế độ ăn. Nam giới dưới 65 tuổi cần 1000 mg calci mỗi ngày. Nam giới lớn hơn 65 tuổi cần ít nhất 1500 mg calci mỗi ngày. Nồng độ testosteron thấp. Loãng xương ở nam giới có thể do nồng độ testosteron thấp (thiểu năng tuyến sinh dục).- Lối sống ít hoạt động. Nam giới không tập luyện thường xuyên có nguy cơ